Thang đo độ cứng mohs là gì mà có thể đo các khoáng vật đá quý

Thang đo độ cứng mohs là gì mà có thể đo các khoáng vật đá quý

| |Tin tức

Vậy thang đo độ cứng Mohs là gì mà khiến nhiều nhiều người tò mò đến vậy? Thang độ cứng Mohs là đo khoáng vật có độ cứng lớn hơn, sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn.

“ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”; đây là đối với kim loại. Người ta dùng lửa để thử độ thật giả của nó. Còn người ta dùng gian nan, thử thách để thử sức bền. Với đá quý thì họ sử dụng Thang Mohs. Hãy cùng phong thủy maxi tìm hiểu qua bài viết này nhé

Thang đo độ cứng Mohs là gì

Thang độ cứng Mohs, được nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Mohs đưa ra vào năm 1812. Là thang đo độ cứng trong khoa học

Thang độ cứng đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước; trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất. Khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn.

Ông dựa trên 10 loại khoáng vật có sẵn, trừ kim cương. Sắp xếp chúng theo thứ tự có độ cứng tăng dần. Trong đó kim cương cứng nhất và Tan là  mềm nhất. Độ cứng của khoáng vật được xác đinh bằng cách; tìm hai loại khoáng vật mà nó có thể làm xước và bị làm trầy. Như một khoáng nào đó bị apatit có độ cứng là 5 làm trầy xước; nhưng không bị làm trầy bởi đá fluorit ( có độ cứng là 4 ); thì độ cứng của nó sẽ là 4,5. Kim cương rạch trầy dễ dàng corundum; corundum rạch trầy topaz và topaz rạch trầy thạch anh.

 Thang đo độ cứng Mohs là một thang độ cứng chỉ mang tính tương đối. Không so sánh chính xác độ cứng của tất cả các loại khoáng vật được. Như Corundum có độ cứng là 9, có độ cứng gấp đôi Topaz (Độ cứng là 8); thì kim cương ( độ cứng là 10 ), có độ cứng gấp 4 lần Corundum.

Vì vậy thang đo độ cứng Mohs này chỉ mang tính tương đối. Còn nhiều tính hạn chế trong thực tiễn bởi khoáng vật là từ tự nhiên. Vì vậy độ cứng bề mặt là không đồng đều.

XEM THÊM

xem thêm tại blog: PHONG THỦY

Viết bình luận