Đất nước có sản lượng đá quý hồng ngọc lớn nhất thế giới

Đất nước có sản lượng đá quý hồng ngọc lớn nhất thế giới

| |Tin tức

MAXI - Đất nước Myanmar là nơi sản xuất hơn 90% lượng đá quý hồng ngọc trên thế giới. Ngành công nghiệp này không được công khai dưới thời chính quyền quân sự.

TIN MỚI

Có tới 90% hồng ngọc trên thế giới đến từ Myanmar.

Thung lũng Mogok, phía bắc Mandalay, nổi tiếng với tên gọi “vùng đất ruby”. Kho báu này từng là mục tiêu, tranh giành của nhiều vị vua và lãnh chúa hàng thế kỷ.

Hồng ngọc “huyết bồ câu” được coi là những viên đá quý đắt nhất trên thế giới. Năm 2015, đã khai thác được một viên đá loại này, mang tên “Mặt trời mọc". Viên hồng ngọc được bán với giá kỷ lục hơn 30,3 triệu USD, tức là hơn 1 triệu USD/carat.

Công nhân khai thác đá quý tại thung lũng Mogok luôn mong kiếm được hồng ngọc để đổi đời. Nhất là khi lệnh cấm đá quý từ Myanmar được Mỹ dỡ bỏ, giá ruby có thể sẽ tăng.

Trong tháng 10/2016, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hồng ngọc đối với Myanmar sau 13 năm. Các chuyên gia lo ngại rằng lợi nhuận sẽ chảy vào túi của người khác. Hoặc những người kiểm soát phần lớn ngành đá quý sau dỡ bỏ lệnh cấm.

Aye Min Htun là một trong hàng trăm người sống trong các hầm mỏ của Myanmar để tìm kiếm ruby. Anh kiếm được dưới 200 USD mỗi tháng trong khu hầm nhỏ, lộ thiên dưới đáy thung lũng.

Hồng ngọc có thể được tìm thấy ở nơi không ai ngờ như rãnh thoát nước nối với các mỏ. 

“Nếu khai thác thành công, tôi muốn lập một doanh nghiệp”, chàng trai 19 tuổi nói với AFP. “Tôi tin vào thần linh... Tôi cầu mong họ sẽ ban cho tôi một viên đá lớn, có giá trị cao”.

Nhiều cư dân ở Mogok dùng tay tìm kiếm "kho báu" bị bỏ trong nước thải ra hay đá bỏ đi.

Gần đó, khoảng 10 người đàn ông đang xới đất cạnh miệng núi lửa. Lở đất là mối nguy hiểm thường thấy ở khu khai thác đá quý. “Tôi luôn luôn nhắc các công nhân cẩn thận... Họ vẫn còn trẻ”, quản lý khu khai thác này cho biết. Tiếng nổ mìn ở khu vực này cứ vài phút lại xuất hiện. 

Việc khai thác đá quý ở Mogok phát triển nhanh từ giữa những năm 1990. Khi chính phủ cho phép các công ty tư nhân, mang theo máy móc hạng nặng. Với nhiều phương tiện có thể khai thác sâu đến khu vực đá quý này. Ngày nay, rất nhiều mỏ khai thác xuất hiện tại thung lũng Mogok. Những người dân địa phương vẫn không được hưởng nhiều lợi nhuận từ chúng. 

Đá quý hồng ngọc tại các chợ địa phương được thấy khá phổ biến.

Ngành công nghiệp khai thác đá quý hồng ngọc được điều hành bởi Doanh nghiệp Đá quý Myanmar (MGE), thuộc sở hữu nhà nước. Được đưa ra khỏi danh sách áp dụng lệnh trừng phạt của Mỹ hồi tháng 5/2016. MGE nắm giữ khoản đầu tư cho các mỏ khai thác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng sức mạnh thực sự thuộc về Tập đoàn Kinh tế Myanmar (MEC).

Theo: Dân Việt

Viết bình luận