Khách du lịch thử vận may tại các mỏ đá quý trả tiền

Khách du lịch thử vận may tại các mỏ đá quý trả tiền

| |Tin tức

Nhiều người dân, khách du lịch đang thử vận may tại các mỏ đá quý trả tiền trên khắp nước Mỹ. Nếu may mắn, họ có thể thu lời hàng nghìn USD.

XEM THÊM

Nhiều người mỹ đổ xô đi đào đá quý tại các mỏ

Đá mặt trăng ở Montana. Thạch anh tím và ngọc lục bảo ở Bắc Carolina. Ngọc hồng lựu và thạch anh ở ngoại ô New York.

Tại các mỏ đá quý trả tiền trên khắp nước Mỹ; du khách có thể đục đẽo cả ngày trên hàng đống đất đá để tìm vận may đá quý.

Với tôn chỉ “người nào tìm được là của người đó”, người đào đá quý chỉ cần bỏ ra 10 USD/ngày để thử vận may.

Du khách đến đào các tinh thể thạch anh ở Herkimer Diamond Mines vào tháng 10.

Du khách đến đào các tinh thể thạch anh ở Herkimer Diamond Mines vào tháng 10.

Hy vọng giàu có, đổi đời nhờ vận may đào đá quý được kim cương

Tại mỏ Herkimer Diamond Mines ở New York. Mọi người kéo tới vì loại tinh thể thạch anh trong và cứng, thường được gọi là kim cương Herkimer.

Giá vào cửa nơi này cao hơn các nơi khác (14 USD), đã kèm dịch vụ cho thuê búa đập đá.

Thông thường, 20% số khách hàng tìm đến đây là du khách nước ngoài. Vì vậy, khi dịch Covid-19 bùng nổ; chủ sở hữu mỏ Renée Scialdo Shevat từng đối diện với nỗi lo thua lỗ kinh doanh.

Nhưng đến cuối mùa hè, việc duy nhất khiến Shevat phải lo là; làm thế nào để hạn chế đám đông tụ tập quá mức cho phép.

“Thời gian này, mỗi ngày đều giống như cuối tuần. Người đào kéo đến đông, ở mọi lứa tuổi”, Shevat chia sẻ hồi đầu tháng 9.

Đào đá quý trở thành chủ đề vận may gây hứng thú trong những năm gần đây. Điều này thúc đẩy một số mỏ đá vốn đóng cửa từ lâu mở trở lại.

Năm 2016, mỏ Ruggles (bang Illinois) đóng cửa sau khi người chủ đến tuổi về hưu. Cuối năm ngoái, nó được mua lại với kế hoạch biến nơi đây thành điểm thu hút khách du lịch.

Các du khách kéo đến mỏ đá quý, sẵn sàng đục đẽo cả ngày với hy vọng tìm được pha lê, kim cương.

Công việc bị ảnh hưởng bởi dịch. Frank (22 tuổi) và Kyndall Stallings (27 tuổi) đến từ thành phố Charleston chuyển sang tìm kiếm các tinh thể, đá quý để kiếm tiền.

“Ngày lễ Tình nhân, Frank đưa tôi đến mỏ kim cương ở Arkansas. Kết quả là chúng tôi mang về được một mảnh thạch anh nhỏ. Cả hai đều thích cái cảm giác hồi hộp và hy vọng thay đổi cuộc sống khi đến đó”, Kyndall kể lại.

Vào giữa tháng 3, công việc cố vấn tài chính của Frank đã chậm lại đáng kể. Còn công việc nhập dữ liệu tại bệnh viện mới nhận của Kyndall không biết bao giờ mới bắt đầu.

Cuối cùng, cả hai biến đào bới thành công việc toàn thời gian, trong lúc Mỹ đối phó với dịch bệnh. Đến giữa tháng 4, họ bán đồ đạc; thu dọn xe tải và lên đường rong ruổi khắp các mỏ khai thác.

“Với số vốn 50 USD bỏ ra mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy những viên pha lê trị giá 2.000-3.000 USD, thậm chí 5.000 USD nếu chăm chỉ”. Frank cho biết.

Tại mỏ pha lê ở Arkansas, cặp vợ chồng “khai quật” được một viên thạch anh và bán lại nó với giá 1.500 USD.

Để tiết kiệm tiền bạc, cả hai cắm trại ngay gần mỏ. Gần đây, Frank và Kyndall chuyển sang săn tìm yooperlire; loại đá quý hiếm có khả năng phát sáng trong đêm.

“Chúng tôi chỉ mới bắt đầu và thấy trước viễn cảnh tốt đẹp với lĩnh vực kinh doanh này”. Kyndall bày tỏ sự lạc quan.

 

Đào bới có khả năng gây nghiện

Về lý thuyết, một thợ mỏ chuyên dụng có thể kiếm tới 10.000 USD/ tháng khi bán các mẫu tìm được trên mạng.

Một khoáng chất hoặc tinh thể được thu thập thủ công trong nước; có thể đắt gấp vài lần giá nhập khẩu từ một mỏ thương mại ở nước ngoài. Người bán đôi khi có thể tính phí cao hơn nếu họ ghi lại cảnh mình đào bới và quảng cáo chúng trên mạng xã hội.

Một trong những người tận dụng triệt để điều này là Bryan Major. Major đăng video tìm kiếm pha lê đầu tiên của mình lên YouTube cách đây 9 năm.

Các clip ghi lại cảnh Major khua một cụm thạch anh tím hoặc pha lê có kích thước lớn. Không chỉ thu hút người mua tiềm năng mà còn bơm hy, vọng cho những người mới tham gia vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, tập trung vào sự nghiệp đào pha lê và đá quý; không đồng nghĩa với việc phải sống cuộc sống du mục mọi lúc mọi nơi.

Patrick (32 tuổi) và Samantha Krug (30 tuổi) đào vàng vài lần mỗi tuần. Hai người bắt đầu công việc này từ khi còn học đại học. Mục tiêu của họ là săn tìm kim cương Herkimer đắt tiền. Nếu may mắn, sau các cơn mưa nặng hạt, đá quý sẽ xuất hiện lộ thiên trên mặt đất với kích thước khác nhau.

Cơn sốt pha lê, đá quý tạo ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho nhiều người và bơm hy vọng cho những ai bắt đầu đi đào bới tại các mỏ.

Trong các năm gần đây. Những người nổi tiếng như Katy Perry, Kylie Jenner, Kim Kardashian; tích cực lăng xê cho đặc tính chữa bệnh của tinh thể và đá quý. Khiến giá các mẫu vật nhỏ tăng gấp 5 lần trong 10 năm qua.

Trong vòng 2 năm (2017-2019), nhu cầu mua bán pha lê, kim cương tại Mỹ tăng gấp đôi.

Cơn sốt pha lê biến thành cơ hội kinh doanh cho một số người. Vợ chồng Pratt và Heidi cho biết ngôi nhà của họ chứa ít nhất 1.000 viên pha lê.

Năm 2018, họ bắt đầu một cửa hàng trực tuyến, bán hàng trăm loại đá quý chữa bệnh mỗi tuần với giá lên tới 300 USD cho một viên có kích thước bằng hạt đậu.

Trong số những người làm nghề tự do có Ron Murray (58 tuổi) - một bác sĩ nắn xương ở Seattle. Trong 6 năm đầu tiên đào đá quý, ông Murray giữ lại mọi thứ tìm thấy.

Đến năm nay, ông mới lên kế hoạch bán gần hết, chỉ giữ lại 5% số đồ kiếm được.

“Đào đá quý không phải công việc dễ dàng. Chúng đòi hỏi sức chịu đựng và cả kiến thức, không thể đào bừa”, ông nói.

Giống như nhiều người khác chia sẻ niềm đam mê săn tìm pha lê của mình. Vị bác sĩ gọi công việc này có khả năng gây nghiện.

“Chứng nghiện được thúc đẩy bởi ý nghĩ rằng túi kho báu chưa được khai phá. Có thể tìm thấy trong lần đào tiếp theo”, ông nói.

Ngoài ra, những câu chuyện người tìm kiếm trước kia trở nên giàu có. Càng thôi thúc các thợ đào nghiệp dư về sau. Một “huyền thoại” vẫn được những người như ông Murray nhắc đến là Diamond Jim; một giáo viên lớp 5 nghỉ hưu.

“Khi qua đời, ông ta để lại cho các con một bộ sưu tập kim cương trị giá khoảng 1 triệu USD. Giai thoại ấy càng làm tăng thêm nỗi ám ảnh cho nhiều du khách hiện tại”, ông Murray kể lại.

Dịch: zingnews - Theo: New York Times

Viết bình luận