Khối đá quý nặng 4 kg, dài gần 20 cm gây ấn tượng mạnh với nhà sưu tập. Ông dành 10 năm theo đuổi việc sở hữu nó.
- Để chọn trang sức đá tự nhiên cần có những ... |
Trong căn nhà ở quận Thanh Khê (Đà Nẵng). Nhà sưu tập Phan Khôi trưng bày 300 tác phẩm đá nghệ thuật mà ông yêu thích nhất. Trong đó vị trí trang trọng được dành cho tác phẩm; "trái tim bất diệt bồ tát Thích Quảng Đức". Đây là một khối đá có hình dáng giống quả tim thật, nặng tới 4 kg, dài gần 20 cm. Phía trên "cuống" có nhiều viên đá nhỏ nối vào nhau tựa như các tĩnh mạch chủ, động mạch chủ.
Hành trình để ông Khôi mỗi ngày có thể nhìn, sờ, nắn khối tim đá kéo dài 10 năm. Năm 2009, tình cờ bắt gặp tác phẩm này tại triển lãm đá trong khuôn khổ Fesstival hoa Đà Lạt. Ông bị chinh phục bởi vẻ đẹp tự nhiên và hình dáng có một không hai của nó. Qua tìm hiểu ông được biết quả tim đá từng đạt danh hiệu vàng, tại một triển lãm ở Tao Đàn (TP HCM) ba năm trước.
Nhà sưu tập đá Phan Khôi. Ảnh: Nguyễn Đông.
Ông Sưu tầm đá không phải để buôn bán
Chủ nhân của viên đá quý lúc đó là ông Đoàn Giàu ở Lâm Đồng. Khi ông Khôi đặt vấn đề mua lại "trái tim", ông Giàu lắc đầu. Ông cho hay đã nhận được nhiều đề nghị tương tự song ông nghĩ; "Cả đời mình đi tìm đá, có duyên mới sở hữu được khối đá hình dáng đặc biệt nên phải giữ lại cho riêng mình".
Sau đó ông Khôi vẫn thiết tha muốn mua và liên tục đặt vấn đề với ông Giàu. Chủ nhân khối đá ba lần tổ chức họp gia đình, hội ý riêng với vợ. Nhưng vẫn không quyết được chuyện "có nhượng lại hay không".
Nhiều chuyến ngược xuôi lên Tây Nguyên. Ông Phan Khôi mới biết ông Giàu không muốn tác phẩm quả tim đá của mình trở thành vật mua bán. Tuổi cũng đã cao, con gái lại không muốn nối nghề. Thực tâm ông Giàu chỉ muốn chủ nhân của viên đá; sẽ giúp mình lưu giữ và phát huy giá trị tác phẩm để đời.
"Tôi vốn sưu tầm đá không phải để buôn bán", ông Phan Khôi khẳng định với ông Giàu. Nhưng phải đến khi nhà sưu tập này tổ chức triển lãm ở Đà Nẵng cuối tháng 12/2018. Quả tim đá mới được chuyển từ Lâm Đồng về thành phố biển miền Trung. Mừng ra mặt, việc đầu tiên ông Khôi làm là đặt lại tên cho tác phẩm.
"Tôi nhớ đến sự kiện Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn vào ngày 11/6/1963. Nhằm phản đối sự đàn áp Phật giáo; của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Ngô Đình Diệm. Sau khi nhục thân của Hòa thượng biến thành tro thì quả tim vẫn còn. Trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn một cách lạ thường. Một người chết cho lý tưởng như Hoà thượng được coi là bồ tát. Nên tôi quyết định đặt tên cho viên đá này gắn với bồ tát Thích Quảng Đức". Ông Khôi lý giải.
Tác phẩm "Mẹ Quan âm" thuộc sở hữu của Phan Khôi. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nghề sưu tập đá nghệ thuật của Phan Khôi đến với ông một cách tình cờ
Một lần ra tiệm bánh sinh nhật mua quà cho con gái. Phan Khôi bắt gặp một giàn đá tự nhiên niên đại hàng triệu năm tuổi; mang những hình dạng kỳ thú. Về nhà, Khôi cứ quẩn quanh với suy nghĩ làm cách nào để sở hữu những khối đá đẹp như vậy.
Đó là năm 2008. Chủ tiệm bánh sinh nhật là ông Đoàn Ngọc An - Chủ tịch Hội đá Đà Nẵng. Ít ngày sau, Phan Khôi tìm đến. Thấy người đàn ông trung niên có cùng sở thích, ông An nhượng lại một tác phẩm với giá thoả thuận. Sau này có nhiều tác phẩm, Phan Khôi phải chi từ 5.000 đến 7.000 USD để "rước" về nhà.
Từ chối đổi căn biệt thự ven biển lấy giàn đá quý
Qua thời gian, bộ sưu tập đá cảnh quý hiếm của Phan Khôi được nhiều người biết đến. Cũng nhiều nhà sưu tầm muốn mua với giá cao. Biết nhà sưu tập này không bao giờ bán. Năm 2015, một đại gia đã gợi ý đổi căn biệt thự rộng hàng trăm mét vuông ven biển Đà Nẵng lấy toàn bộ giàn đá của Phan Khôi. Lúc đó giá căn biệt thự khoảng 10 tỷ đồng.
"Tôi đã nghĩ đến chuyện đổi đá lấy biệt thự rồi đấy. Nhưng vợ cản lại", ông Khôi kể. Ngồi bên cạnh chồng, bà Huỳnh Thị Lệ Dung bảo nhà cửa không phải là thứ gia đình cần; bằng với việc gìn giữ những tác phẩm tạo hóa ban tặng cho con người.
"Phải mất hàng triệu năm, qua bao biến chuyển của thiên nhiên mới tạo ra những tác phẩm đá độc đáo. Nên tôi nhất quyết không cho chồng đổi chác". Bà nói và nhìn chồng cười vui vẻ.
"Phan Khôi là nhà sưu tập không màng đến chuyện bán mua hay lợi nhuận. Các tác phẩm của anh hiện nay là độc nhất vô nhị tại Việt Nam", ông Huỳnh Đình Quốc Thiện - Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng nhận xét.
Nguyễn Đông
xem thêm tại blog: PHONG THỦY
Viết bình luận