Chuỗi hạt vàng 3.000 năm tuổi được bé 9 tuổi tìm thấy

Chuỗi hạt vàng 3.000 năm tuổi được bé 9 tuổi tìm thấy

| |Tin tức

Hạt vàng do cậu bé 9 tuổi phát hiện được bảo quản tốt đến mức. Một nhà khảo cổ tưởng nhầm đó là đồ vật đến từ thời hiện đại.

XEM THÊM

- Chiếc cột kim loại quý bí ẩn xuất hiện ở Romania...

- Nhặt được viên kim cương hơn 9 carat trong  ...

- Hòn đá quý chứa 30.000 viên kim cương ở Nga...

Dự án sàng lọc núi Đền (TMSP) thông báo. Bé trai tên Binyamin Milt tìm thấy chuỗi hạt vàng niên đại hàng nghìn năm. Hồi tháng 8/2020, trong lúc sàng lọc đất ướt cùng với gia đình ở Jerusalem. Cậu bé trông thấy vật hình trụ có hình dáng giống bông hoa nhỏ còn nguyên vẹn, tạo bởi 4 lớp hạt vàng hình cầu. Tuy nhiên, cả Milt và nhà khảo cổ phụ trách dự án đều không biết đó là một cổ vật 3.000 năm tuổi.

Mãi tới khi phân loại những đồ tạo tác tìm thấy trong mùa hè ở sân nhà. Tiến sĩ Gabriel Barkay mới nhận ra chuỗi hạt rất giống vài đồ vật mà ông phát hiện; khi khai quật hệ thống mai táng từ thời kỳ Đền thờ Thứ nhất ở Katef Hinom.

Dù các mẫu vật trước đó làm bằng bạc, chúng rất giống hạt vàng mà Milt tìm được; cả về hình dáng và phương thức sản xuất (gọi là kết hạt). Phần lớn những chuỗi hạt tương tự tìm thấy ở vài địa điểm khác trên khắp Israel. Cổ vật có niên đại từ thời Đồ Sắt (thế kỷ 12 tới thế kỷ 6 trước Công nguyên). Sau khi nắm rõ tầm quan trọng của chuỗi hạt. Nhóm nghiên cứu của TMSP đã liên hệ với mọi gia đình tham gia dự án. Cho tới khi liên lạc được với Milt. Trang sức bằng vàng rất hiếm gặp trong số cổ vật từ thời kỳ Đền thờ Thứ nhất. Bởi vàng ở thời đó không phải vàng ròng mà thường lẫn một lượng lớn bạc.

Kết hạt là kỹ thuật đòi hỏi thợ kim hoàn phải có trình độ và kinh nghiệm. Do các bước sản xuất rất phức tạp. Hạt được tạo hình bằng những mẩu kim loại nhỏ đun chảy. Trên bàn than đá hoặc bột than đá giúp hấp thụ không khí, ngăn oxy hóa. Sau khi kim loại chảy, sức căng bề mặt của chất lỏng tạo ra những giọt hình tròn. Nhóm nghiên cứu TMSP suy đoán; đây có thể là đồ trang sức của một người ghé thăm đền thờ hoặc của một thầy tu.

Dự án TMSP được thành lập nhằm di dời hơn 9.000 tấn đất đá nằm lẫn với các cổ vật vô giá. Chuyển tới thung lũng Kidron. Nhà khảo cổ Gabriel Barkay và Zachi Dvira bắt đầu giần sàng đất đá từ năm 2004. Với mục tiêu tìm hiểu lịch sử của Núi Đền.

An Khang (Theo Jerusalem Post)

xem thêm tại blog: PHONG THỦY

Viết bình luận