Nhiều đồ cổ vật độc lạ triển lãm tài bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn

Nhiều đồ cổ vật độc lạ triển lãm tài bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn

| |Tin tức

Nhiều đồ cổ vật độc lạ triển lãm tài bảo tàng lịch sử ở Sài Gòn. Các nhà sưu tập tư nhân giới thiệu một số loại vũ khí hơn 1.000 năm tuổi. Đồ gốm, đồng có thiết kế tinh xảo.

XEM THÊM

- Chiếc cốc cổ 3.500 năm tuổi dùng một lần của người ...

- Vì cất giấu kho báu nghìn năm tuổi gồm nhiều xu cổ ...

- Cổ vật gốm sứ khai quật từ xác tàu đắm được Triển ...

 

Triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM. Giới thiệu về các cổ vật của 27 nhà sưu tập bao gồm nhiều chất liệu: Gốm sứ, đồng, gỗ, pháp lam... Có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam.

Triển lãm chia thành các chủ đề như: Vũ khí, ấn chương, gốm sứ, pháp lam... Các loại vũ khí được trưng bày chủ yếu là cây qua, kiếm, mũi giáo; có niên đại hơn 2.000 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai.

Bộ sưu tập gốm sứ rất đa dạng với nhiều vật dụng đời thường như ấm, bình, chậu, tách đĩa, bình vôi... Có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến 20, chủ yếu xuất xứ từ Việt Nam. Ngoài ra còn có đồ gốm của Trung Quốc, Nhật Bản..

Xưa nhất trong khu trưng bày đồ gốm là bộ bình uống rượu bằng gốm men. Có niên đại khoảng thế kỷ thứ 2, nguồn gốc từ Việt Nam.

Khu trung tâm trưng bày các hiện vật gốm Cây Mai; bao gồm phù điêu tượng ông Nhật, bà Nguyệt. Ngoài ra còn có các tượng tạo hình các nhân vật trong tích truyện xưa của Trung Quốc. Sản phẩm thường trang trí trên nóc hội quán, chùa miếu của người Hoa. 

Đồ cổ vật thờ cúng có bộ tượng ba bức gồm Hộ pháp. Tiêu Diện đại sĩ bằng gốm men màu của Việt Nam niên đại thế kỷ 19.

Những ấn chương (con dấu) từ thế kỷ 14 đến 19. Cung cấp thông tin về cơ cấu tổ chức hành chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử phong kiến.

Bộ sưu tập pháp lam chủ yếu là các vật dụng trong đời sống cung đình Huế: Như ấm, tách, ly, dĩa... Pháp lam là đồ thủ công mỹ nghệ bằng đồng hoặc kim loại; được tráng men trang trí nhiều màu và nung ở 1.000 độ C. Pháp lam có xuất xứ từ phương Tây, được người Trung Quốc tiếp nhận và truyền sang các nước lân cận.

Nổi bật là pháp lam bộ tách và dĩa mang đề tài song long chầu nhật. Với kỹ thuật đắp nổi hình rồng tinh xảo từ thế kỷ 19.

Chiếc lục lạc và đồ dùng để móc võng làm bằng kim loại của người Việt. Có niên đại từ thế kỷ 12 đến 14.

Pho tượng Di Đà tam tôn gồm ba tượng Phật A Di đà, Quan Thế âm, Đại Thế chí bằng gỗ; cùng đứng chung một bệ theo phong cách Nhật Bản, có niên đại thế kỷ 19.

Chiếc lư đồng cách điệu hình quả lựu có niên đại đầu thế kỷ 20, xuất xứ từ Việt Nam. 

Quỳnh Trần: vnexpress.net

xem thêm tại blog: PHONG THỦY

 

Viết bình luận