Đá Opal hay còn gọi là ngọc mắt mèo là gì?

Đá Opal hay còn gọi là ngọc mắt mèo là gì?

| |Tin tức

Đá Opal hay "ngọc mắt mèo" từ lâu đã được biết đến và sử dụng trong việc trang trí các đền đài và cung điện. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn opal cũng được dùng làm đồ trang sức. Trang sức đá opal có giá trị cao, thậm chí còn quý hơn cả kim cương và hồng ngọc.

Trang sức đá opal có giá trị cao, và có màu sắc rất đẹp.

Đá Opal làm thành trang sức có giá trị rất cao trên thị trường và màu sắc rất đẹp.

Đá Opal là một chất rắn hydrat hóa vô định hình có thành phần chính là silic (công thức hóa học: SiO2·nH2O). Opal là biểu tượng của chòm sao Thiên Bình trong cung hoàng đạo.

Cấu trúc tinh thể của đá Opal

Đá quý Opal thường thấy ở dạng khối đặc khít giống thủy tinh, bề ngoài như thạch nhũ. Opal cũng là thành phần chính trong cơ thể của một số sinh vật như xác diatomit, gai của hải miên, bộ xương của trùng tia do các giống này ăn các dung dịch keo silit. Nhờ có bộ xương silit, các sinh vật đó được bảo quản thành hoá thạch, ngay trong các lớp trầm tích thời cổ nhất.

Loại đá opal này thường tạo thành các mạch nhỏ nhiều khi tới 10 cm

Bên trong các viên đá Opal thường có các mảnh nhỏ nhiều màu sắc trồng lên nhau.

Loại đá này thường tạo thành các mạch nhỏ nhiều khi tới 10 cm hoặc hơn, dạng viên nhỏ bên trong các lỗ trống hoặc khe nứt trong các khối đá giàu silica. Ta cũng có thể gặp opal ở dạng giả hình của các khoáng vật khác.

Dưới kính hiển vi điện tử, cấu trúc của opal bao gồm các vi tinh SiO2 ở dạng hình cầu nằm chồng khít lên nhau và sắp xếp theo từng lớp. Sự giao thoa và nhiễu xạ của ánh sáng trên bề mặt các lớp vi cầu này đã làm cho opal có hiện tượng lưỡng sắc. Phụ thuộc vào kích thước của các vi cầu mà mỗi viên đá opal sẽ cho các màu khác nhau.

Nguồn gốc và sự phân bố của đá Opal trên thế giới

Thường tìm thấy đá Opal đọng trong các suối nhiệt dịch và suối phun ở các khu vực núi lửa (tup silit, greyserit...), hoặc tập hợp thành những thạch nhũ trắng, trong suốt, có quang thái ngọc. Opal thường sinh ra từ các loại đá macma phun trào như ryolit, andezit và trachit, nơi chúng được lắng đọng trong các lỗ hổng ở nhiệt độ thấp. Ở Úc, opan sinh ra sau phun trào trachit và bazan, trong cát kết silic mà chúng được tái lắng đọng.

Ở Việt Nam thường phát hiện opan tại một số tỉnh thuộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, chất lượng của loại opal này không thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức, chỉ để làm tranh đá quý.

Giá trị của đá Opal

Khi các chuyên gia bắt đầu thẩm định về chất lượng và giá trị của đá Opal bắt đầu đánh giá từ màu nền của đá, được ưu chuộng nhất và đánh giá cao hơn hết là màu sẫm với ánh màu sặc sỡ.

Sự đánh giá chất lượng của đá Opal thông qua màu sắc mà viên đá mang lại.

Sự đánh giá chất lượng của đá Opal thông qua màu sắc mà viên đá mang lại.

Đá Opal đen có giá trị nhất khi mang màu nền xám sẫm đến đen. Những viên đá Opal có màu nền trắng hay màu nhạt được gọi chung là Opal trắng, loại đá này phổ biến với trữ lượng lớn và nhiều trên thế giới, giá thành rẻ hơn. Còn những viên đá Opal có sắc trong mờ đến trong suốt được gọi là Opal tinh thể, giá trị của nó nằm ở giữa hai loại kia.

Sau khi đánh giá màu nền, để biết giá trị của đá Opal còn phải dựa vào mức độ và sự phân bố của các màu trên bề mặt đá. Một viên Opal được coi là đẹp nhất khi chứa tất cả các màu sắc của dải cầu vồng trên bề mặt, kể cả màu đỏ. Đây là loại đá quý thể hiện tính riêng tư nhất đối với người sử dụng, kiểu dáng hay màu sắc phụ thuộc vào sở thích của cá nhân.

Với những viên đá Opal quá mỏng khi muốn sử dụng thì phải được dán thành hai hay ba lớp giống trồng lên nhau. Đá 2 lớp gồm đáy là vật liệu màu đen phía trên là lớp Opal mỏng. Đá 3 lớp gồm 2 lớp trên và có thêm một lớp thạch anh hay plastic không màu dạng vòm. Tuy nhiên có thể thấy đá ghép sẽ có giá trị rẻ hơn là đá Opal được hình thành tự nhiên. Nhưng những viên đá ghép có hình dạng đặc biệt có giá trị rất lớn.

Tổng Hợp: NTLam

 

Viết bình luận