MAXI - Khác với nhiều miền quê khác, từ lâu, người dân tại Quảng Ngãi thường gọi thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) là "làng chài cổ vật" độc nhất vô nhị ở miền Trung.
-
Tin: Kỷ lục sau 8 năm, giá vàng tăng vượt mốc 50 triệu …
-
Tin: KTNN tặng khối đá quý 14 tấn cho bảo tàng tại Huế…
-
Tin: Mỏ ngọc bích ở Myanmar sạt lở 113 người chết …
Làng chài Châu Thuận Biển (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), nơi được người dân địa phương ví von là "làng chài cổ vật" ở miền Trung.
Đĩa gốm men xanh ngọc, bát gốm men rạn được các chuyên gia đánh giá khoảng 700 tuổi được trưng bày cùng với san hô, các loại ốc trong tủ kính nhà dân. Ông Nguyễn Biên (ngụ xã Bình Châu), cho hay làng chài Gành Cả có hàng trăm hộ dân nhưng 2/3 số hộ có cổ vật quý trưng ở tủ kính trong nhà.
Dĩa men ngọc 700 tuổi do ngư dân lặn vớt ở vùng biển Bình Châu.
Mảnh đĩa gốm men ngọc chạm nổi hình rồng quý hiếm do ngư dân tìm thấy.
Nhiều bát gốm cổ chạm khắc hoa văn tinh xảo trưng bày cùng với san hô, ốc trong nhà ngư dân xóm Gành Cả, xã Bình Châu. Các chuyên gia khảo cổ nhận định, căn cứ vào hoa văn vẽ hoa dây xanh, màu trắng xanh của bát gốm do ngư dân vớt được, con tàu chở cổ vật chìm này có niên đại khoảng thế kỷ 16-17 từng giao thương "con đường gốm sứ trên biển".
Không chỉ vớt được hiện vật gốm sứ cổ, nhiều ngư dân còn vớt được nhiều vật liệu xây dựng bên trong những con tàu chìm. "Nhà nước cần có cơ chế thưởng công phát hiện xứng đáng mới mong bảo tồn di sản văn hóa, tránh thất thoát cổ vật", tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi đề xuất.
Theo: Zing
Viết bình luận