1. Tỳ hưu có nguồn gốc từ đâu?
Tỳ hưu, hay còn gọi là Thiên Lộc, Tịch Tà hoặc Bách Giải, là 1 loại thụy thú hung mãnh trong thần thoại. Trong truyền thuyết, tỳ hưu là người con thứ 9 của Long Vương. Khi sinh ra, tỳ hưu đã là sinh vật đẹp nhất. Vẻ đẹp của tỳ hưu được tập hợp từ những bộ phận đẹp nhất của loài vật khác: Dáng như sư tử, đầu rồng, thân ngựa, chân kì lân, đầu có sừng, lưng có cánh ngắn.
Tỳ hưu rất thích ăn vàng bạc châu báu nhưng lại không có hậu môn nên chỉ có thể thu đồ ăn vào mà không thể nhả ra. Tỳ hưu do khi sinh ra không có hậu môn nên chết rất sớm, Ngọc Hoàng thương tình nên rước tỳ hưu về làm linh vật tài lộc và phụ trách dò xét, ngăn cản tà mà quấy nhiễu Thiên Đình.
Tương truyền, Chu Nguyên Chương sau khi định đô tại Nam Kinh, tiền bạc thiếu thốn, ngân khố rỗng tuếch. Lúc đó, thừa tướng Lưu Bá Ôn kiến nghị Chu Nguyên Chương dùng tỳ hưu để chiêu lấy tài lộc. Chu Nguyên Chương nghe theo và cho tạc 1 đôi tỳ hưu to nhất thế gian bằng phỉ thúy, đặt ở lầu cao khu “Tài môn”. Kết quả là các lộ nhân sĩ dồn dập quyên tiền, vàng bạc châu báu đổ đầy ngân khố nhà Minh. Tình cảnh to lớn đến mức Chu Nguyên Chương phải cảm thán: “Thần dân của Đại Minh trung tâm như vậy, giang sơn ắt vạn năm”.
2. Ý nghĩa tỳ hưu
Muốn biết xem tỳ hưu hợp với tuổi nào, chúng ta cần biết được ý nghĩa phong thủy hay nói cách khác, đeo tỳ hưu sẽ giúp đem lại những may mắn ra sao. Tỳ hưu có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, tỳ hưu được làm từ đá tự nhiên đã hấp thụ tinh hoa từ lòng đất trăm triệu năm có nhiều năng lượng nhất. Do đó, tỳ hưu đá mang ý nghĩa phong thủy nhất. Và trong phong thủy, tỳ hưu có 2 ý nghĩa:
Chiêu tài, giữ lộc: Tỳ hưu rất thích ăn vàng bạc châu báu, chỉ ăn mà không nhả nên là linh vật số một về tài lộc. tỳ hưu phong thủy là vật phẩm không thể thiếu đối với dân kinh doanh, sales, tài chính, chứng khoán,…
Trừ tà, hộ mệnh: Ngoài vàng bạc ra, yêu ma quỷ quái cũng là thức ăn ưa thích của tỳ hưu. Tỳ hưu phong thủy dùng để trừ tà, trấn trạch cực kì hiệu quả.
3. Tỳ hưu hợp với tuổi nào?
Đeo tỳ hưu đem lại nhiều tác dụng như vậy nhưng không phải ai cũng có thể đeo tỳ hưu một cách tùy tiện bởi theo quan niệm phong thủy, mỗi tuổi khác nhau sẽ có một số lưu ý khi đeo tỳ hưu khác nhau. Vậy con tỳ hưu hợp với tuổi nào?
- Mệnh Thủy: Người mệnh Thủy nên đeo tỳ hưu có màu sắc thuộc hành Kim để được tương sinh (trắng, xám, bạc,.) hoặc hành Thủy để tương hợp (xanh, đen, nước biển,..).Tỳ hưu hợp mệnh Thủy gồm: Tỳ hưu thạch anh trắng, thạch anh đen, thạch anh tóc đen, thạch anh khói; tỳ hưu mã não trắng, tỳ hưu aquamarine,…
- Mệnh Kim: Theo thuyết ngũ hành, Thổ sinh Kim nên người mệnh Kim nên đeo tỳ hưu có màu thuộc Thổ (vàng, nâu đất) hoặc màu thuộc Kim luôn để tương hợp (trắng, xám, bạc). Người mệnh Kim nên đeo tỳ hưu được chế tác từ: Đá thạch anh vàng, thạch anh tóc vàng, thạch anh trắng, mã não trắng, đá mắt hổ vàng nâu…
- Mệnh Hỏa: Mộc sinh Hỏa nên người mệnh Hỏa phải đeo tỳ hưu có màu xanh lục (thuộc Mộc – tương sinh) hoặc hồng, tím, đỏ (thuộc Hỏa – tương hợp). Tỳ hưu cho người mệnh Hỏa là: Tỳ hưu đá thạch anh xanh, ngọc cẩm thạch xanh, ngọc bích xanh, ngọc bích đỏ, thạch anh hồng, thạch anh tím, thạch anh tóc đỏ; tỳ hưu ruby…
- Mệnh Mộc: Người mệnh Mộc nên đeo tỳ hưu có xanh biển, đen (thuộc Thủy – tương sinh) hoặc màu xanh lá (thuộc Mộc – tương hợp). Tỳ hưu cho người mệnh Mộc là: Tỳ hưu thạch anh tóc đen, thạch anh đen, thạch anh khói; tỳ hưu aquamarine; tỳ hưu ngọc bích xanh, ngọc cẩm thạch xanh, thạch anh xanh…
- Mệnh Thổ: Người mệnh Thổ nên đeo tỳ hưu màu đỏ, tím, hồng thuộc hành Hỏa để được tương sinh như: Tỳ hưu thạch thạch anh tóc đỏ, tỳ hưu thạch anh hồng, thạch anh tím; tỳ hưu ruby hoặc đeo tỳ hưu màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ để tương hợp như: tỳ hưu thạch anh tóc vàng, thạch anh vàng; tỳ hưu đá mắt hổ vàng nâu.
Viết bình luận