Tên Và Hình Ảnh 8 Vị Phật Bản Mệnh Phù Hộ 12 Con Giáp

Tên Và Hình Ảnh 8 Vị Phật Bản Mệnh Phù Hộ 12 Con Giáp

| |Tin tức

Trong sách “Pháp Uyển Châu Lâm” của nhà phật có viết: “Bên ngoài cõi Diêm Phù Đề, bên trong bốn biển có 12 loài thú được Bồ Tát giáo hóa. Khi cõi người mới sinh ra, Bồ Tát phân nhiệm vụ những loài thú này bảo vệ, nhận được lợi ích nên 12 con giáp cũng dựa vào đó để đặt ra…”. Mỗi con giáp sẽ thuộc quản lý và nhận được sự độ mệnh của một vị Phật khác nhau. Những vị phật này sẽ bảo hộ và mang đến may mắn, sức khỏe, thành công cho những con giáp này.

Phật Bản Mệnh gồm có 8 vị chủ tôn, còn được gọi là Phật hộ thân. Thông qua 12 nhân duyên, Thiên can, Địa chi và năm yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí, Phật giáo mật tông đưa ra thuyết 8 vị Bản Tôn chủ quản 12 con giáp. Mật tông thường gọi là 8 thần hộ thân, 8 Phật độ mạng.


Tên , Hình Ảnh Của 8 Vị Phật Bản Mệnh Phù Hộ 12 Con Giáp.

1.Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát – Tuổi Tý.

Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn trong dân gian xả thân cứu độ mọi loài, hành đạo giúp đời có thật không phải là hoang tưởng và Bồ Tát cũng là tâm Phật, là "Thật Tánh" của những con người biết tu tâm dưỡng tánh, rốt ráo đoạn trừ ma chướng tự thân.

2. Phật Hư Không Tạng Bồ Tát – Tuổi Sửu, Dần.

Hư Không Tạng Bồ Tát có tên tiếng phạn là Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong 8 vị bồ tát vĩ đại của Phật Giáo, ngài là vị Phật Bản Mệnh cho tuổi Sửu và tuổi Dần. Tên của Ngài thể hiện sự khôn ngoan vô biên như không gian của vũ trụ. Ngài còn có tên khác là Hư Không Dựng, Hư Không Quang, mật hiệu là Kim Cương Như Ý. Tương truyền, Hư Không Tạng Bồ Tát có nhiều thân phận khác nhau. Có khi ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, khi là Bồ Tát thị giả ở viện thích ca, có khi lại là một trong 16 vị bản tôn của mạn đà la Kim Cương giới hiền kiếp.

3. Phật Vân Thù Bồ Tát – Tuổi Mão.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng được gọi là Mạn Thù Thất lỵ, có nghĩa là Diệu Đức, Diệu Cát Tường. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy. Thủa xưa, Ngài là con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng. Ngài cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được hiệu là Văn Thù Sư Lợi. Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.

4. Phật Phổ Hiền Bồ Tát – Tuổi Thìn, Tỵ.

Phật Phổ Hiền bồ tát (còn gọi là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) là một trong những vị Bồ Tát trong Phật Đại Thừa. Ngài là đại diện cho Bình đẳng tính trí (được hiểu là trí tuệ thấu hiểu cái nhất thể). Phật Phồ Hiền cùng với Văn Thù là 2 thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

5. Phật Đại Thế Chí Bồ Tát – Tuổi Ngọ.

Thửa xa xưa ở thế giới Vô Lượng Đức Tựu An Lạc có Đức Phật hiệu Kim Quang Sư Tử Du Hỷ thị hiện để hóa độ chúng sanh. Lúc bấy giờ trong nước đó có ông vua hiệu là Oai Đức chuyên dùng chánh pháp để trị dân nên được gọi là Pháp Vương. Vị vua này rất kính thờ Phật Kim Quang Sư Tử Du Hỷ. Một hôm, nhà vua ngồi tọa thiền Tam muội đến khi xuất định thì thấy hai hoa sen mọc ở hai bên tả hữu và trong mỗi hoa sen có mỗi đồng tử. Nhà vua cùng hai đồng tử cùng đến chổ Phật để nghe pháp. Vua Oai Đức đó là tiền thân của Phật Thích Ca và hai vị đồng tử chính là Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí.

6. Phật Như Lại Đại Nhật – Tuổi Mùi, Thân.

Đại Nhật Như Lai, tên tiếng Phạn là Vairochana, dịch là Phật Ma Ha Tỳ Lô Giá Na, còn gọi là Phật Tỳ Lô Giá Na. Biểu thị Phật Đà từ bi ban cho chúng sinh sự gia trì vô lượng ánh sáng Phật. Giống như mặt trời của dân gian, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, hiền ngu, tốt xấu, đối với vạn vật trên mặt đất đều phổ chiếu bình đẳng. Ngài là Bản tôn, đồng thời là Phật căn bản tối thượng được Mật giáo cung phụng. Đại Nhật Như Lai là tôn xưng chí cao vô thượng trong Phật giáo Mật tông, là Đức Phật cấp cao nhất trong Mật tông. Theo đó, tất cả các đức Phật và Bồ Tát đều do Đại Nhật Như Lai mà ra, Đại Nhật Như Lai đứng đầu chỉ huy tất cả, là đức Phật khởi sinh trong giới Phật giáo Mật tông.

7. Phật Bất Động Minh Vương – Tuổi Dậu.

Bất Động Minh Vương hay Acala (là một hộ pháp chủ yếu được thờ phụng trong Kim Cương thừa. Ông được xem là thần hộ vệ chính trong Chân Ngôn Tông của Nhật Bản với tên gọi Fudō Myō-ō  trong Mật tông ở Trung Hoa, Nepal và Tây Tạng gọi là Candarosana.Bất Động Minh Vương là hoá thân phẫn nộ của Đức Đại Nhật Như Lai để hàng phục những chúng sinh quá cứng đầu và hộ trì tam bảo trong những đời vị lai. Tên gọi khác của Ngài là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.


 

8. Phật A Di Đà – Tuổi Tuất, Hợi.

Theo Đại Kinh A-di-đà hay Đại Kinh Sukhāvatīvyūha, trong một kiếp sống trước đây A-di-đà là một vị tăng tên là Pháp-tạng hay Dharmākara. Ông nguyện khi sẽ tịnh hoá và trang nghiêm một thế giới và biến nó thành một trong những Phật độ thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Một khi ông hoàn toàn tỉnh giác và hoàn thành lời nguyện của mình, Dharmākara sẽ trở thành Phật A-di-đà. A-di-đà giờ đây đang cư ngụ tại thế giới ông ta đã tịnh hoá, gọi là Sukhāvatī (Cực lạc) tịnh độ ở phương Tây (hay còn được gọi là cõi Tây Phương Cực Lạc). Từ thế giới này ông ta sẽ đến với chúng ta, vây quanh bởi những vị bồ tát, chào mừng người đã mất và dẫn họ đi tái sinh trong đất Phật thanh tịnh của ông.

 

Viết bình luận