Cái tên gốm sứ Bát Tràng đã trở nên rất đỗi quen thuộc với những con người trên mảnh đất chữ S này. Với thương hiệu nổi tiếng bao đời, gốm sứ Bát Tràng mang trong mình những bản sắc mà không gốm sứ nơi đâu có được. Chúng ta cùng tìm hiểu về quá trình phát triển cũng như những điểm nổi bật của thương hiệu gốm sứ này nhé.
Thế kỷ 15 và 16 được ghi nhận là thời kỳ mới thành lập làng gốm sứ và cũng là thời điểm phát triển rực rỡ của làng gốm Bát Tràng. Sang đến thế kỷ 16 – 17, với sự xuất hiện và giao lưu các sản phẩm của các nước Tây Âu cùng sự ra đời của nhà Minh bên Trung quốc kết hợp với xách cấm tư nhân buôn bán nước ngoài nên việc xuất khẩu đồ gốm sứ bát tràng càng được phát triển hơn.
Thế kỷ 16 – 17 được coi là giai đoạn phát triển vượt bậc nhất của làng gốm sứ Ấm Chén Bát Tràng trong đó xuất khẩu là 1 đặc điểm đáng chú ý. Với ưu điểm thuận lợi đường thủy tiện lưu thông với các nước lớn như Nhật, Trung, các nước đông nam á đến tận các nước Tây Âu cùng nhiều nước khác trên toàn thế giới.
Đến thời điểm khoảng thế kỷ 18 – 19, triều Trịnh Nguyễn lại cho công bố một số biện pháp hạn chế thông thương bên ngoại nên sự giao lưu buôn bán của Việt Nam ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gốm sứ bát tràng cũng bị ảnh hưởng to lớn và hầu như không còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nữa.
Từ các năm 60 của thế kỷ 20, nhà nước cho xây dựng các hợp tác xã và sự ra đời của Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng với công nhân và các nghệ nhân thủ công lành nghề. Ở thời điểm này có rất nhiều các người thợ có tay nghề nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam…
Đặc điểm của gốm Bát Tràng:
+ Gốm Bát Tràng nổi bật với lối sản xuất thủ công, mỗi sản phẩm làm ra đều dưới bàn tay trực tiếp của các nghệ nhân, từ khâu tạo hình đến trang trí hoàn toàn bằng tay. Mang đậm khả năng sáng tạo, khéo tay và tài năng của các nghệ nhân.
+ So với các sản phẩm cùng loại, gốm Bát Tràng thường cố đặc điểm nặng và chắc hơn rất nhiều bởi quá trình tạo dáng được làm bằng tay, cùng với các loại men trong nước nên cốt khá đầy.
Gốm bát tràng hà nội thường sản xuất các loại hình đồ gốm như sau:
Đồ thờ cúng: gồm các sản phẩm chân đèn, đài thờ, lư hương, đỉnh, chân nến, mâm gốm.
Đồ dùng trong gia đình: ấm chén, các loại bát, đĩa, âu, chậu hoa, bình, lọ, các loại hũ, nậm rượu..
Đồ trang trí nội thất: các tượng, ngựa, tượng hổ, voi, tượng rồng…
Nổi bật với các chất liệu men không ở đâu có:
Men nâu: đây là chất men đầu tiên mà gốm sứ Bát Tràng sử dụng, men có đặc tính bóng kém, bề mặt không được nhẵn. Loại men này thường sử dụng kết hợp với các loại men khác nhau.
Men trắng ngà: vì sao người ta lại gọi như vậy? lí do này được giải thích vì nhiều trường hợp men trắng ngả sang màu vàng ngà, hoặc trắng xám. Loại men này góp phần tạo nên những nét độc đáo khi trang trí.
Men rạn: được sản xuất tại lò gốm từ khoảng thế kỉ 16 đến thế kỉ 20. Loại men tạo nên sự chênh lệch về độ co giữa men và xương gốm.
Men rêu xanh: được sử dụng khá phổ biến. Sử dụng để trang trí những họa tiết nổi, hình hoa sen, rồng, bông hoa nổi đường diềm…
Viết bình luận