Phật A Di Đà và Phật Thích Ca khác nhau thế nào?

Phật A Di Đà và Phật Thích Ca khác nhau thế nào?

| |Tin tức

Đối với các Tăng ni Phật tử, hình ảnh Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà vốn đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới chậm chững tìm hiểu về Phật giáo hay hướng Phật thì đôi khi hai tên gọi này có thể khiến họ nhầm lẫn. Vậy Phật Thích Ca và Phật A Di Đà liệu có phải một người hay là hai người hoàn toàn khác? Và giữa hai Ngài khác nhau ở điểm nào? Trong bài viết này, hãy cùng Phòng Thủy Maxi đi tìm hiểu nhé!

Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca hay Đức Phật Thích Ca Mầu Ni là Bậc đại giác ngộ, là người sáng lập ra đạo Phật. Tên thật của Ngài là Tất Đạt Đa (Siddhartha). Ngài là hoàng tử của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay.

Ngài sinh vào khoảng năm 624 TCN. Tương truyền rằng, sự ra đời của Ngài đã được báo trước và Ngài được một nhà tiên tri thời đó tiên đoán sẽ trở thành một Bậc đại trí tuệ sau này. Khi lớn lên, Ngài từ bỏ hoàng cung xa hoa giàu sang để đi du ngoạn khắp nơi. Sau khi chứng kiến những cảnh khổ đau của những người già, bệnh tật và qua đời cùng vẻ ung dung thanh thản của 1 vị tu sĩ, thái tử Tất Đạt Đa phát tâm rời khỏi hoàng cung, tu học Phật quả. Phật là từ dùng để chỉ trạng thái giác ngộ của Ngài.

Đức Phật A Di Đà

Đức Phật A Di Đà là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất trong Phật giáo Đại thừa. Tên của Ngài nghĩa là Vô Lượng Thọ - nghĩa là thọ mệnh vô lượng và Vô Lượng Quang – ánh sáng vô lượng.

Tượng Phật A Di Đà tọa thiền trên đài sen

Hình ảnh đặc trưng của Đức Phật A Di Đà

Phật A Di Đà trên đầu có các cụm tóc xoắn ốc, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, khoác trên người áo cà sa màu đỏ (tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây), áo có thể khoát vuông ở cổ, trước ngực có chữ “Vạn”.

Phật A Di Đà có thể trong tư thế đứng, tay làm ấn giáo hóa - tức là tay mặt đưa ngang vai, chỉ lên, tay trái đưa ngang bụng, chỉ xuống, hai lòng bàn tay hướng về phía trước; trong mỗi tay, ngón trỏ và ngón cái chạm nhau làm thành vòng tròn.

Phật A Di Đà cũng có thể ngồi kiết già trên tòa sen, tay bắt ấn thiền (tay để ngang bụng, lưng bàn tay phải nằm chồng lên lòng bàn tay trái, hai ngón cái chạm nhau). Trên tay Phật có thể giữ một cái bát, là dấu hiệu cho giáo chủ.

Một dạng khác của ấn thiền ở tượng Phật A Di Đà là các ngón tay giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út của hai bàn tay nằm lên nhau, ngón cái và ngón trỏ mỗi tay tạo thành hai vòng tròn chạm nhau. Vì thế, ấn này còn gọi là Ấn thiền A Di Đà.

Phật A Di Đà thường được minh họa cùng hai vị Bồ Tát là Quán Thế Âm Bồ Tát (bên trái, cầm cành dương và bình nước cam lộ) và Đại Thế Chí Bồ Tát (bên phải, cầm bông sen xanh).

Tượng Phật A Di Đà tọa thiền trên đài sen

Hình ảnh đặc trưng của Đức Phật Thích Ca

Tóc Phật Thích Ca có thể búi tó hoặc có các cụm xoắn ốc. Phật Thích Ca mặc áo cà sa hoặc áo choàng qua cổ màu vàng hoặc nâu, nếu có hở ngực thì trước ngực không có chữ "vạn". Phật có thể ngồi trên tòa sen, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư.

Tay tượng Phật Thích Ca có thể xếp ngay ngắn trên đùi, hai bàn tay bắt ấn thiền, ấn chuyển pháp luân hoặc ấn kim cương hiệp chưởng... Phật cũng có thể cầm một chiếc bát màu đen hoặc xanh đen, dấu hiệu cho giáo chủ.

Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.

Phật Thích Ca Mầu Ni có thể được minh họa cùng hai vị tôn giả là Ca Diếp (vẻ mặt già, bên trái) và A Nan Đà (vẻ mặt trẻ, bên phải). Đây là hai đại đệ tử của Phật Thích Ca khi ngài còn ở thế gian.

 

PHONG THỦY MAXI

Địa chỉ:

- CS1: 229 Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội

- CS2: CT3B-X2, Bắc Linh Đàm

Hotline: 0974.622.815 - 0961.725.188

Email: lienhe@thegioivatphamphongthuy.vn

Website: https://thegioivatphamphongthuy.vn/

Viết bình luận