Khúc rễ cây chỏng chơ bên rìa suối. 12 năm sau được nghệ nhân biến thành bức tượng, bát mã tung hoành tác phẩm 7 tỷ đồng
Năm 2003, anh Trần Đức Thuấn, hiện 47 tuổi, chủ một cơ sở đồ gỗ. Lặn lội khắp vùng sâu, vùng xa để tìm những khúc gỗ ưng ý. Việc gặp được khúc lũa còn nguyên khối với kích thước lớn; được phép khai thác là điều anh chưa từng nghĩ tới.
Khúc lũa có bề ngang khoảng 5 mét, cao 2 mét, nặng 3 tấn, có vân hàng trăm năm tuổi. Thế nhưng lúc này, hiếm ai nghĩ nó có giá trị vì chỉ còn trơ phần rễ. Gỗ bám sâu trong đất đá, anh Thuấn phải thuê người địa phương cẩn thận đào lên trong 7 ngày liên tục. Sau đó, anh mất thêm 3 ngày để vận chuyển về xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, Hưng Yên bằng xe tải.
>>> Sản phẩm bình hút tài lộc bát mã tung hoành
Khúc gỗ thô khiến anh khó nghĩ ra chủ đề chế tác nên đã để không ở xưởng của mình suốt 5 năm. "Có những đêm tôi ngồi đực ra nhìn cục gỗ đến sáng, bức bối vì không biết làm gì. Vợ tôi thấy thế gợi ý tôi nên đi Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản 6 tháng để tham khảo".
6 tháng học hỏi, anh Thuấn mất đến hàng tỷ đồng để ăn ở. Trở về Việt Nam, nhìn sự gai góc nhưng uyển chuyển của bề mặt lũa, anh quyết định làm bộ Bát mã. Anh tự tay phác thảo hình vẽ tác phẩm trong một tháng. Mất hơn 6 tháng với 10 công nhân lao động liên tục, bộ Bát mã đã thành hình vào năm 2015.
Với mỗi con ngựa, nghệ nhân phải mất đến 20 ngày. Tổng cộng 160 tiếng đồng hồ làm việc để hoàn thành. Có những nghệ nhân ở Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Nam... Được anh Thuấn mời đến Hưng Yên chế tác với chi phí rất cao.
"Nhưng cũng chính nhờ họ, tác phẩm mới có thể thành hình. Không lãng phí công sức tôi bỏ ra sưu tầm và lên ý tưởng", anh nói.
Ngay sau khi hoàn thành, một đại gia ở Bắc Giang trả 7 tỷ đồng để sở hữu. Nhưng anh Thuấn không bán vì tin rằng mình có duyên với nó. Những hốc gỗ, đường vân là minh chứng của thời gian, cũng là lý do khiến tác phẩm Bát mã được định giá cao.
Theo anh Thuấn, hiện tại, với những khúc lũa gỗ có tuổi đời trên 100 năm. Có kích thước tương tự đã có giá hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, khó có thể sưu tập được vì khan hiếm. Tìm được có thể nằm ở vị trí quan trọng, trong môi trường tự nhiên, không được phép khai thác.
Màu sắc của gỗ được giữ nguyên bản, chỉ phủ một lớp dầu bóng; nên vẫn còn mùi hương đặc trưng của gỗ hương. Dù nằm trong phòng trưng bày với hàng trăm sản phẩm gỗ khác; đứng cách xa 2 mét vẫn thấy rõ mùi thơm của bộ Bát mã.
>>> Sản phẩm bình hút tài lộc mã đáo thành công
Để vệ sinh bộ Bát mã thường phải mất một ngày. Ông Trần Đức Thuật, 58 tuổi, anh trai của anh Thuấn; tuần nào cũng lau chùi để những chú ngựa sạch bóng.
Ông Nguyễn Thế Mạnh, một chủ xưởng gỗ lớn ở làng gỗ Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. Đánh giá tác phẩm này được làm từ gỗ quý hiếm hàng đầu. Lại có kích thước to hiếm có. Bên cạnh đó, những chi tiết điêu khắc nhỏ nằm ở vị trí ít người để ý; nhưng vẫn được thao tác tỉ mỉ, có độ chính xác cao. "Do vậy, người sành về gỗ trả 7 tỷ hay cao hơn nữa mà phù hợp với sở thích và điều kiện là điều không quá bất ngờ".
Theo: Trọng Nghĩa/ vnexpress
Viết bình luận