Con Tỳ Hưu Là Con Gì? Truyền Thuyết, Ý Nghĩa Của Tỳ Hưu Như Thế Nào?

Con Tỳ Hưu Là Con Gì? Truyền Thuyết, Ý Nghĩa Của Tỳ Hưu Như Thế Nào?

| |Tin tức

 

Trong các linh vật phong thuỷ được dùng để cầu tài lộc như Thiềm Thừ, Long Quy, Ngựa, Rồng,… thì Tỳ hưu được xem là linh vật linh thiêng nhất, được rất nhiều người sử dụng. Tỳ Hưu không chỉ được đặt ở nhà, bàn làm việc thì tỳ hưu còn được chế tác thành các trang sức như nhẫn, vòng cổ, vòng tay để có thể luôn đeo bên mình, luôn phù trợ chủ nhân cầu tài lộc, xua đuổi tà ma.

Con tỳ hưu là con gì? Tại sao Tỳ Hưu lại được ưa chuộng như vậy? Hãy cùng Phong Thuỷ Maxi tìm hiểu về Tỳ Hưu nhé.

1.Những Câu Truyện Truyền Thuyết Về Tỳ Hưu

Sự huyền bí của tỳ hưu trước vẫn là một bí ẩn chỉ được truyền lại qua nhưng câu truyện truyền thuyết gắn liền với những nhân vật nổi tiếng như ngọc hoàng, vua để miêu tả lên sự hùng vĩ của nó.

Nguồn Gốc Của Tỳ Hưu

Theo truyền thuyết, loài rồng sinh ra 9 đứa con là: Si vẫn, Phụ hí, Bệ ngạn, Bí hí, Toan nghê, Bồ lao, Trào phong, Nhai xế và Tỳ Hưu. Vớ bề ngoài đẹp nhất trong 9  đứa con được sinh ra. Vẻ đẹp mang tất cả những thứ đẹp nhất của các loài vật khác và được miêu tả đầu như Kỳ Lân, có sừng, thân to, trên lưng có cánh. Nhưng đổi lại vẻ đẹp đó, Tỳ hưu lại không có hậu môn. Sinh ra chưa được bao lâu thì chết, vì chết còn quá bé, làm cho Ngọc Hoàng cảm động nên cho về làm linh vật nhà trời chuyên phò trợ về tài lộc.

Phò Trợ Tài Lộc Cho Vua

Truyền thuyết Trung Hoa kể lại rằng, khi gặp khó khăn về tiền bạc lo quốc sự, Minh Thái Tổ trong việc tạo lập nghiệp, ngân khố nhà Minh gần như cạn kiệt, nhà vua lo lắng không yên. Vì quá lo lắng, đêm đêm về thì nằm mơ, trong giấc mơ đó nhà vua thấy một con linh vật to lớn, đầu như đầu sư tử, chân to lại có sừng trên đầu xuất hiện ở khu vực phía trước cung điện đang ra sức nuốt những thỏi vàng. Sự xuất hiện giấc mơ kì lạ đó, nhà vua đã mời thầy phong thủy về để lý giải chuyện này, và biết được rằng khu vực xuất hiện con vật ấy là cung tài, đất ấy là đất linh. Vua đã cho xây dựng một cổng thành to trên trục Bắc Nam, đường dẫn vào Tử Cấm Thành, ngay tại nơi mà Tỳ Hưu xuất hiện. Sau đó, nhà vua tạc tượng tỳ hưu bằng ngọc phỉ thúy và đặt trên lầu cao của khu “Tài môn”, từ đó mà nhà Minh ngày càng mở rộng địa giới và trở thành triều đại giàu có. Vì theo người Hồng Kông thì chữ “Vương” thêm một dấu chấm thì thành chữ “Ngọc”, chính vì thế mà Tỳ Hưu làm bằng “ngọc” sẽ đem lại nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi.

Con tỳ hưu là con gì? truyền thuyết và ý nghĩa của tỳ hưu?

 

2. Ý Nghĩa Của Tỳ Hưu.

Theo Phong Thuỷ, chính vì không có hậu môn, chỉ có ăn vào mà không làm mất nên được dùng để hút tài lộc giữ của rất mạnh. Trong truyền thuyết tỳ hưu có hai loại với ý nghĩa riêng biệt:

Thiên Lộc: Đây là loại Tỳ Hưu có dáng vẻ uy phong, bụng và mông to, miệng rất rộng trên đầu có 2 Sừng. Thức ăn chính của Tỳ Hưu Thiên Lộc là Vàng, Bạc và Châu Báu. Ý nghĩa phong thủy của Tỳ Hưu Thiên Lộc là bảo vệ của cải, mang lại sự giàu sang cho gia chủ

Tịch Tà: Đây là loại Tỳ Hưu có miệng luôn há rộng vẻ ngoài luôn toát sự dữ tợn trên đầu có duy nhất 1 sừng trên đầu. Theo truyền thuyết Tỳ Hưu Tịch Tà thường dùng sừng của mình để tấn công các loại yêu ma, thức ăn của Tịch Tà chính là các sinh khí của yêu ma. Tịch Tà được xem là linh vật phong thủy mang xua đuổi tà ma, mang lại sự bình an cho gia chủ

Trong phong thuỷ, với ý nghĩa và nguồn gốc như vậy, Tỳ Hưu được dùng để cầu tài lộc, may mắn,  phát triển sử nghiệp, bảo vệ và xua tan yêu ma phá hoại. Không chỉ trưng bày mà còn được chế tạo thành các trang sức để có thể luôn luôn đồng hành cùng người sở hữu đã nói lên sự ưa chuộng của nó.

3. Lưu Ý Khi Sử Dụng Các Sản Phẩm Về Tỳ Hưu

- Không được sờ và Tỳ hưu của người khác đang sử dụng như vậy sẽ bị hút mất lộc

- Không chạm vào miệng vì miệng dùng để ngậm tiền, không chạm vào mắt vì mắt dùng để tìm vật báu.

- Không được tặng, cho, bán tỳ hưu của mình cho người khác như vậy là đưa tài lộc của mình đi.

- Tỳ Hưu để bàn nên để theo cặp và hướng ra cửa, không nên để vào trong nhà như vậy sẽ không hút được lộc.

- Đối với các sản phẩm trang sức không nên đeo khi ngủ.

- Với nhẫn tỳ hưu  nên đeo hướng vào trong lòng bàn tay, nên hướng miệng quay ngang hoặc hướng ra ngoài.

- Đối với vòng cổ đầu tỳ hưu phải hướng lên trên không được chúi xuống dưới.

 

Viết bình luận