MAXI - Khá bất ngờ khi hóa thạch của một loài côn trùng cổ đại lại được bảo quan bên trong một viên đá opal hay còn gọi là đá mắt mèo vô cùng quý hiếm.
Sẽ không có gì lạ khi thấy một con côn trùng bị mắc kẹt trong đá hổ phách. Nhưng thật đặc biệt khi những con côn trùng lại bị mắc kẹt trong đá opal hay còn gọi là ngọc mắt mèo.
Trong bài đăng này Entomology Today, một trang web tin tức của Hiệp hội côn trùng học Mỹ, nhà sưu tầm đá quý Brian Berger đã tình cờ thu thập được một viên đá quý đặc biệt trong chuyến đi tới đảo Java, Indonesia.
Con côn trùng lại bị mắc kẹt trong đá mắt mèo.
>>> Tham khảo thêm một vài loại đá quý mắt mèo tại đây nhé.
Bên trong tinh thể óng ánh kia, Berger đã phát hiện thấy hình bóng của một con côn trùng bị đóng băng trong tư thế khá thú vị với hai chân trước vươn ra và hàm mở rộng.
Mẫu vật đã được Viện đá quý Mỹ, một viện nghiên cứu phi lợi nhuận xác thực đây là viên đá quý opal có chứa hóa thạch cổ đại.
Đá opal tại Indonesia thường được tạo nên từ quá trình phun trào núi lửa. Đá opal là một trong những loại đá quý đẹp nhất thế giới. Những viên đá opal có thể phản chiếu ánh sáng và tạo thành màu sắc giống như hiện tượng cầu vồng
Vậy làm thế nào mà con côn trùng này lại có thể chui được vào bên trong viên đá quý? Câu trả lời giống như quá trình bẫy côn trùng của hổ phách, thực chất là nhựa cây hóa thạch với màu sắc và vẻ đẹp đặc trưng có niên đại cách đây 10 triệu năm trước.
Một số loại cây tiết ra nhựa cây khá dính và nó có thể vô hiệu hóa các loại bọ xít, lá, hạt và các loại sinh vật sống cổ xưa khác. Nếu những loài sinh vật này bị nhốt giữ và chôn vui cùng lớp trầm tích, nhựa cây sẽ biến thành một vật liệu có tên copal.
Một số loại cây tiết ra nhựa cây dữ côn trùng hàng triệu năm biến thành đá hổ phách cứng.
Trải qua hàng triệu năm chịu tác động của nhiệt và áp lực, copal sẽ tạo ra phản ứng trùng hợp và biến thành đá hổ phách cứng. Lẽ dĩ nhiên những con côn trùng bị chôn vùi cùng nhựa cây sẽ trở thành hóa thạch sống bên trong hổ phách và các loại đá quý khác.
Berger nhấn mạnh, mọi thứ mới chỉ là giả thuyết khả thi. Ông đang cùng hợp tác với nhiều chuyên gia khác để tìm ra thời đại, nguồn và sự tiến hóa của loại đá opal này trong quá khứ.
Năm ngoái, các nhà khoa học cũng đã tình cờ phát hiện thấy hóa thạch của những con ếch nhỏ nằm bên trong 4 mảnh đá hổ phách ở Myanmar.
Theo: Motherboard
Viết bình luận